MADE IN JAPAN
Sản phẩm Nhật không phải lúc nào cũng có sự nổi tiếng như ngày nay. Trước kia (những năm 1950), sản phẩm "Made in Japan" được gắn với hình ảnh của loại sản phẩm rẻ tiền, là bản sao đơn giản của các sản phẩm Âu, Mỹ.
Danh dự cũng như lòng tự hào dân tộc đã khiến các các Tập đoàn Nhật Bản quyết tâm biến "ý thức về chất lượng" phải trở thành "thói quen thao tác" cho người lao động, nên từ năm 1960, đồng loạt các nhà máy, xí nghiệp của Nhật đều sản xuất theo khẩu hiệu: “Chất lượng sản phẩm là danh dự của quốc gia”!
Kết quả là "MADE IN JAPAN" đã có 1 bước tiến thần kỳ về chất lượng, mẫu mã khiến thế giới kinh ngạc & khâm phục khả năng "đi sau về trước" của sản phẩm Nhật. Cũng nhờ đó mà cả thế giới tin tưởng hàng hóa “Made in Japan” - 3 từ này là sự bảo chứng cho 1 dòng sản phẩm ưu tú, làđiển hình của sáng kiến, của giá trị đồng tiền, của phong cách tinh tế và của độ tin cậy vượt trội.
Tuy nhiên, từ 25 năm trở lại đây, nhằm tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ tại các nướcđang-phát-triển, chiến lược "Hàng rẻ dựa trên nguồn nhân công rẻ" được các Tập đòan lớn của cácnước phát-triển thực hiện ồ ạt. Nhật Bản chính là nơi tiên phong trong chiến lược này.
Vậy nên ngày nay, hàng hóa bán tại Nhật nhưng "Made in... nước khác" (chủ yếu là China, Thailand, Vienam...) tràn ngập thi trường Nhật, từ thời trang đến linh kiện điện tử, từ sản phẩm gia dụng đến thực phẩm... Điều quan trọng là dù sản phẩm làm ra ở bất cứ nơi nào nhưng đã là sản phẩm làm cho Cty Nhật thì chất lượng phải đảm bảo “Made in Japan", đặc biệt các loại sản phẩmJDM ( Japanese Domestic Market - chỉ dành cho thị trường Nhật) thì CỰC TỐT!
JDM (Japanese Domestic Market - sản phẩm chỉ dành cho thị trường Nhật)
Người Nhật nổi tiếng với “Tập quán tiêu dùng" khó tính.
Điều ấy được hiểu là sự đòi hỏi tỉ mỉ của kỹ thuật, sự vượt trội về tính năng & sự tinh tế trong thẩm mỹ; nếu là thực phẩm hay dược phẩm thì yêu cầu vệ sinh, an toàn của Nhật đứng đầu thế giới!
Do đó, một quan niệm thực tế (dù bất thành văn) trong hoạt động sản xuất của các công ty Nhật là: với thị trường nước ngoài, công ty Nhật sản xuất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; còn với thị trường nội địa Nhật, sản phẩm cùng chủng loại đó phải đạt tiêu chí thoả mãn tập quán tiêu dùng của người Nhật.
Ví dụ dễ hiểu nhất điển hình cho sự sàng lọc khắt khe của thị trường Nhật Bản là việc vô số các công ty có thể xuất hàng sang thị trường Âu, Mỹ những cũng mặt hàng đó lại không thể thông quan tại cửa khẩu Nhật vì không đáp ứng được quy chuẩn nhập khẩu JDM nghiêm ngặt của đất nước này.
Thậm chí ngay cả khi được được thông quan và trở thành hàng hoá JDM thực thụ, thì chỉ một sơ suất nhỏ (như size ghi trên bao bì là 20.5 nhưng size hàng hoá thực tế là 20.7cm; như một vết lõm nhỏ trên bề mặt làm mất giá trị thẩm mỹ của món hàng; như hiện tượng dị ứng sau khi sử dụng thực phẩm / mỹ phẩm nhập Nhật…) cũng khiến tất cả các mặt hàng cùng loại bị thu hồi, cấm lưu hành, tiêu huỷ, thậm chí cấm nhập Nhật ngay lập tức.
Ngoài ra, hàng hoá (đặc biệt là máy móc) muốn được trở thành sản phẩm JDM không phải chỉ dựa trên kết quả thẩm định chất lượng, mà còn phải qua bước sát hạch “năng lực hậu mãi" gắt gao. Nếu dịch vụ chăm sóc khách hàng của sản phẩm (như hoàn, đổi, sửa chữa…) không thoả mãn được yêu cầu tối thiểu của người tiêu dùng Nhật, nếu thương hiệu không chứng minh được khả năng khắc phục sự cố do sản phẩm gây ra (nếu có) với thị trường Nhật, thì hàng hoá đó không bao giờ được trở thành sản phẩm JDM.
Những dẫn chứng trên lý giải việc không phải ngẫu nhiên mà “JDM” lại trở thành cụm từ mang tính toàn cầu hoá, khiến cả thế giới say mê và mong muốn được sở hữu “JDM” đến thế.
Cũng không phải vô cớ khi các công ty Nhật lại chấp nhận phức tạp hoá quy trình sản xuất bằng cách phân cấp (cũng là nâng cấp) việc chế tạo 1 sản phẩm cùng chủng loại bằng 2 dây chuyền sản xuất khác nhau, với mục đích cho ra 2 dòng sản phẩm tách biệt để đưa vào 2 thị trường khác nhau - sản phẩm dành cho nội địa Nhật (JDM) và sản phẩm xuất ra hải ngoại (OME - Oversea Markets Exported).
Chính vì vậy, bất cứ doanh nghiệp thuộc ngành nghề nào, dù hoạt động sản xuất hay gia công, dù nhà máy tại Nhật hay nước khác… một khi cho ra đời được sản phẩm JDM thì danh tiếng công ty, uy tín thương hiệu, đẳng cấp sản phẩm, vị thế thương trường của doanh nghiệp đó… đều đồng loạt được nâng hạng.
JDM & ĐỒ CÂU:
Đối với các sản phẩm phục vụ bộ môn câu cá giải trí, thì đại đa số cần thủ trên thế giới đánh giá đồ câu JDM có chất lượng tốt hơn hẳn so với những sản phẩm xuất khẩu cùng chủng loại, vì mức độ yêu cầu và sự kỹ tính của cần thủ Nhật là cao nhất trên thế giới.
Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu sản xuất đồ câu nước ngoài (dù là các thương hiệu toàn cầu) đều đã phải bỏ cuộc khi đầu tư vào thị trường Nhật.
Tại Thái Lan, 7 SEAS PRO SHOP - một trong những shop kinh doanh đồ câu lớn nhất nước này đang bán những sản phẩm của Nhật, có cả hàng JDM và cũng có cả hàng Nhật bán cho Thị trường Hải ngoại. Thỉnh thoảng, vẫn gặp cùng một mẫu, cùng một dòng sản phẩm nhưng giá bán ra có sự chênh lệch giữa 2 phân khúc thị trường.
Chẳng hạn như, SHIMANO STELLA 8000HG với giá của sản phẩm JDM là 39.000 Baht, nhưng sản phẩm Nhật xuất khẩu chỉ là 37.000 Baht.
Mặc dù giá cao hơn nhưng khả năng tiêu thụ sản phẩm JDM luôn bán chạy hơn sản phẩm xuất khẩu từ Nhật.
Tại những khu vực khác như Âu, Mỹ, Phi…, Hiệp hội câu cá Nhật Bản cũng làm các cuộc khảo sát ghi nhận phản hồi về JDM của các cần thủ bản xứ, và báo cáo thống kê cuối cùng cho ra kết quả tương tự với Thái Lan - đồ câu JDM được xem là sản phẩm có chất lượng đứng đầu bảng xếp hạng.
Còn tại Nhật, với tư duy kinh doanh “Giá thành luôn đi đôi cùng chất lượng” thì bản thân giá bán ra của JDM đã nói lên sự khác biệt về chất lượng.
Trong khi phải cõng theo các loại thuế xuất/nhập khẩu; tốn kém thêm phí vận chuyển từ Nhật đi các nước; cộng thêm các khoản chi phí cơ hội khác trong quá trình Xuất khẩu thì Hàng “MADE IN JAPAN xuất khẩu” vẫn có giá bán ra tương đương thậm chí thấp hơn JDM vốn không phải chịu các khoản thuế/phí đó, (hơn nữa JDM còn được hưởng chính sách trợ giá của chính phủ Nhật cho những sản phẩm phục vụ thị trường trong nước)… thì càng khẳng định chất lượng của JDM thông qua giá bán có một sự bảo đảm mà các dòng hàng cùng chủng loại dành cho xuất khẩu KHÔNG THỂ SO SÁNH!
SHIMANO STELLA
Hiện nay vẫn còn sự nhầm lẫn trong việc xác định giá trị đối với sản phẩm đồ câu MADE IN JAPAN vì nhiều cần thủ cho rằng hàng đã được sản xuất tại Nhật với mộc bảo đảm “MADE IN JAPAN” sẽ trị giá như nhau.
Một số cần thủ am tường hơn, có kiến thức về sự khác nhau giữa “MADE IN JAPAN - JDM” & “MADE IN JAPAN - xuất khẩu” thì lại e ngại vì không biết cách để kiểm tra sản phẩm mình mua thuộc thị trường nào…
Nhân bài viết này xin chia sẻ cách thức đơn giản để nhận biết sản phẩm JDM. Trong phạm vi hẹp, chúng tôi chọn SHIMANO STELLA làm điển hình.
Trước tiên quý khách kiểm tra phần chân máy sẽ có dòng chữ “JAPAN”. Điều này nghĩa là máy đó chắc chắn được sản xuất ở Nhật.
Tiếp theo, để kiểm tra chính xác máy thuộc thị trường nào thì quý khách làm theo các bước sau:
Bước 1: xem mã trên vỏ hộp (quý khách xem hình sẽ biết vị trí ghi mã sản phẩm) Ở đây cửa hàng lấy mẫu là máy SHIMANO STELLA 4000XG thì mã sẽ là “5SE25H043”
Bước 2: quý khách xem giấy ghi chi tiết các bộ phận của máy đính kèm trong hộp. Ở đây khách hàng sẽ thấy chi tiết bộ phận máy được ghi bằng 3 ngôn ngữ khác nhau: Nhật, Anh và Pháp. Góc dưới bên trái mỗi hình sẽ có ghi chú phần mã. Lúc này chỉ cần so sánh mã trên hộp và mã trên hình sẽ biết chính xác phân khúc thị trường của máy.
Tại sao lại có sự phân biệt giữa sản phẩm được sản xuất cho nội địa Nhật và cho nước ngoài:
- Về chất lượng: sản phẩm nội địa Nhật luôn tốt hơn là điều không thể bàn cãi.
- Về chế độ bảo trì và bảo dưỡng: những sản phẩm nội địa Nhật thì mới được bảo hành và sửa chữa tại trụ sở chính của hãng tại Nhật.
SAOGIKU
+++++
CHÚNG TÔI
Cam kết chỉ kinh doanh hàng chính hãng!
Tự hào được uỷ thác phân phối & bảo hành JDM!