Kỹ thuật câu
TIN TỪ HANOIFISHING
Loại sản phẩm: Hãng sản xuất:

MỒI CÂU CÁ CHÉP 2

Khi đọc xong hết các bài không biết các bác trở thành tay câu cừ khôi,nhà đầu bếp giỏi hay nhà hoá học giỏi đây.Nhưng ít ra cũng mở mang được chút kiến thức,nhà cháu cũng vui vì học được thêm nhiều từ ngữ mới,mở thêm kiến thức về hoá chất,chia sẽ những gì mới mẻ mình biết cho các bác.Phải nói là thành thật cám ơn Bác Đàm đã rủ rê nhà cháu vào trường phá i này để học hỏi thêm nhiều thứ.Nếu như bài dịch có những gì khó đọc xuôi tai thi các bác thứ lỗi,các bác trong ban biên tập cứ tự nhiên hiệu đính theo lối hành văn ở VN nhé.Ngày mai nhà cháu sẽ post tiếp bài 2.Những chữ không có dịch được nhà cháu để yên như thế,các bác nào có dịch được xin chuyển ngữ dùm.

Kính các bác.

Luận về mồi câu cá chép (bài 2)

Phản ứng đối với sự phân hóa amino acid từ thực phẩm có chất đạm (protein) trong thiên nhiên của cá chép rất nhạy bén,vì vậy nó cho ta biết nguồn thực phẩm chính nhiều dinh dưỡng của cá chép là chất quan trọng.

Khi làm mồi cá chép ta cần cho nhiều amino acid từ chất đạm để lôi cuốn cá chép hiệu quả hơn bằng nhiều cách khác nhau mà ta có thể nghĩ ra.

Vị ngọt của đường dùng cho mồi câu có thể hữu dụng nhưng nó không biến thành năng lượng trong cơ thể cá chép,dù vậy cá chép vẫn ưa mồi ngọt hơn là các mồi không có vị ngọt,kể cả những thứ mà nó cần ăn,chứng tỏ đây là 1 yếu tố quan trọng.

Cá chép là loại ăn tạp,nó có thể tiêu thụ thực phẩm chứa vị ngọt (carbohydrates) hơn 20% dung lượng của mồi.

Các nhà khoa học đã xác nhận chất ngọt thiên nhiên như glucose, đường trong trái cây (sucrose fructose), đường trong sữa (lactose),mật, đường nâu,chất ngọt cam thảo,v,v...và các chất ngọt nhân tạo như,sodium saccharin, aspartame,cũng hấp dẫn được cá chép như khoa học đã biết.

Như muối và amino acid,hay chất ngọt đều hoà tan trong nước,những thứ đó là cá chép đặc biệt ưa thích và hay m ra dễ dàng nhanh chóng.Hương vị cũng ảnh hưởng tới nồng độ PH của mồi,và cũng có thể tan trong nước để lôi kéo cá chép.

Cũng có thể mùi hương của rượu cộng với chất ngọt trong mồi làm tăng thêm hiệu quả của mối.Tại sao vậy? Trên phương diện hoá học những nguyên tử giống nhau thường tạo liên kết những chuỗi riêng trong chất béo, đường,rượu,và esters.Những liên kết này cho ta thấy nó tăng cường lẫn nhau khi trộn chung mối.Cá chép đặc biệt thích mồi được ủ lên men một cách tự nhiên,mà trong đó thủy phân ra chất ngọt,rượu,và các chất khác.Sự lên men và phân hoá này làm cho mồi trở nên dễ hấp thụ hơn,như đường glucose,làm nguồn năng lượng này tiêu hóa trong ruột cá nhanh và hiệu nghiệm hơn.

Chất “ Vanillin” hoá hợp mùi vị hạnh nhân nổi danh cũng có những tác dụng như rượu (alcohols) để lôi cuốn cá chép.Hoá hợp Vanilla được dùng như hương vị thêm trong kẹo chocolate ( vì nó rẻ hơn là tinh chất hạnh nhân (vanillin) thiên nhiên),nó giống là hoá chất đồng phân như eugenol từ tỏi trích ra.

Thông thường “vanilla” là hương vị làm ra từ sự lên men tinh dầu cây Lignin gọi là “ Talin”,nó cho mùi hương rất nồng hơn là những hương vị khác lấy từ chất dầu..Tôi thích dùng tinh chất thiên nhiên với nhưng hương vị thiên nhiên khác như iso-eugenol từ tỏi để mồi câu có chất dinh dưỡng và cảm thấy được hữu hiệu hơn.

Tôi tin rằng càng dùng nhiều chất nhân tạo trong nguyên liệu mồi thì càng ít hiệu quả hơn,không như bột bắp hay bột mì mà thường là đơn giản với mùi vị tự nhiên mà lôi cuốn được cá.

Thật vậy về lâu về dài những gì có thể làm được để tăng thêm sự dinh dưỡng và năng lượng trong mồi là lôi cuốn được cá chép.

Biên dịch và hiệu đính - PHẠM ĐÌNH NAM