Kỹ thuật câu
TIN TỪ HANOIFISHING
Loại sản phẩm: Hãng sản xuất:

MỒI CÂU CÁ CHÉP 4

Trong hệ thồng tiêu hóa của cá chép thì Trysin và Chymotrypsin (diêu tố tiêu hoá trong tụy tạng) phụ trách bao quát chức năng tiêu hoá chất đạm.

Cá chép không có bao tử như các loài khác,nó chỉ là một ống ruột đơn giản, nhất là không có chất acid tiêu hoá trong đó như bao tử con người thường có chất hydrochloric acid và pepsin để tiêu hóa chất đạm.

Nên cẩn thận chú ý, khi làm mồi câu vào mùa đông cá chép cần hơn 60 giờ để tiêu hoá và biến chuyển hoàn toàn thức ăn ở 12 độ C trong nước.

Cá chép chỉ có 1 túi co giãn để chứa thức ăn ,duy nhất có 1 chất sulphorous ở đó .Amylase ( 1 chất đạm trong dịch vị và tụy tạng để biến đổi tinh bột thành đường) nằm ẩn trong ruột cá chép dùng chuyển hoá chất tinh bột.

Chất cellulase được cấu tạo bằng vi khuẩn cũng có trong ruột cá chép để tiêu hoá các cellulose từ thực
vật.Một khi hệ thống tiêu hoá này làm việc thì nó biến đổi chất đường glucose thành năng lượng xuyên qua ruột vào các tế bào trong máu.

Chất insulin trong máu điều hoà mức độ năng lượng và giúp chất glucose xâm nhập qua vách tế bào. Ở trong chất đạm của con người thì nó giúp làm giảm mức độ glucose trong máu,bắng cách làm chậm sự hấp thụ glucose vào dòng lưu lượng của máu từ ruột non,và nó cũng làm giảm cơn đói bằng cách hạ mức độ insulin xuống, để cho cơ thể dễ dàng có thời gian đốt chất béo và sinh thêm năng lượng.

Khi thêm các chất sơ tan và sơ không tan trong nước vào mồi thì từ 5% - 10% chất này có thể di chuyển qua ruột nhanh khi nó “nhào bóp” thực phẩm.và giúp cho cá chép tiêu hoá thực phẩm nhanh hơn,cũng như gián tiếp rút ngắn thời gian nghỉ ngơi, làm cho cá chép săn
m mồi nhiều hơn.

Glucose không hẳn là nguồn năng lượng tốt nhất cho chất đạm hay chất béo,Nguyên liệu nhiều chất đạm nhất là casein (có trong sữa và phó mát) ,nó hình như làm chậm lại sự tiêu hóa,kéo dài thời gian để biến chuyển các chất khác hơn như bột cá,bột gia cầm,hay các thứ bột giống vậy.

Những dư thừa của glucose thì sẽ chuyển qua gan,nó được chứa ở đó dưới dạng glycogen,khi cơ thể cần có thêm năng lượng thì nó được chuyển hoá qua glucose trở lại bằng nguồn amino acid phụ.

Trong việc tiêu hoá của cá chép thì chất béo sẽ bị phá gẫy liên kết bởi 1 diêu tố gọi là lipase,nó sẽ hoà tan trong acid béo và glyserol .Amino acid từ chất đạm sẽ thấm nhập dễ dàng qua lưu lượng máu nhanh hơn.

Bột đậu nành. mà đa số dùng như chất ngọt (carbohydrate) trong mồi câu có thể được dùng tối đa,bởi vì nó chứa chất mầm, nên chuyển hoá từ tinh bột qua chất đường như thế dễ hấp thụ năng lượng mà cơ thể cá chép không phải làm việc nhiều.

Carbohydrates được chuyển hoá bởi alpha-amylase từ tinh bột,bởi phosphorylation từ glucose-6-phosphate ở mức 1.6 Kcal/gr -1. Đây là tính chất năng lượng cho cá chứ không phải cho người.

Nấu tinh bột làm cho cá chép tiêu hoá thực phẩm nhanh hơn gấp đôi thời gian,và đây là những nguyên liệu thí dụ :



-Lúa mì có 92% chất đạm dễ tiêu hóa

-Bắp có 81% chất đạm dễ tiêu hoá

-Lúa mạch có 73 % chất đạm dễ tiêu hóa



- Luá mì có 80% chất béo dễ tiêu hoá

- Bắp có 90% chất béo dễ tiêu hoá

- Luá mạch có 67% chất béo dễ tiêu hoá

Trên đây là những thực phẩm tiêu hóa dễ dàng,mồi càng dễ tiêu hoá chừng nào thì phải có carbohydrate hay chất đạm nhiều chừng nấy.




Biên dịch và hiệu đính - PHẠM ĐÌNH NAM